Hieuloc Aqua: Tôm là loài giáp xác việc lột xác là hoạt động sinh lý bình thường của chúng, giúp chúng tăng trưởng về kích thước và trọng lượng. Tùy vào từng giai đoạn phát triển mà tôm có chu kỳ lột xác khác nhau. Trong quá trình lột xác nếu tôm không tích lũy đầy đủ các dưỡng chất, khoáng chất cần thiết làm cho tôm lột xác không hoàn toàn, lột xác dính vỏ,... thậm chí tôm có thể chết, tỷ lệ hao hụt cao gây nhiều thiệt hại cho bà con. Vậy nguyên nhân là gì, cùng Aqua Hiếu Lộc tìm hiểu vấn đề này nhé!

1. Tôm thiếu dinh dưỡng, thiếu khoáng chất.

Tôm ăn không đủ chất, thiếu chất dinh dưỡng, vitamin, sức khỏe tôm yếu khi lột gặp điều kiện môi trường bất lợi: Nguồn nước ô nhiễm, khí độc cao làm tôm giảm khả năng thấm thấu, không hấp thụ khoáng được → Tôm không đủ khoáng chất để tạo vỏ mới → Tôm chết.

2. Do khí độc NO₂.

Trong ao có khí độc NO₂ cao, khi tôm vừa mới lột xác tôm còn rất yếu, khí độc NO₂ bám vào mang tôm làm cản trở quá trình hô hấp → Tôm sẽ chết trước khi chưa kịp tạo vỏ mới.

3. Do nuôi tôm mật độ dày.

Kh tôm vừa lột xác cơ thịt rất mềm, sức khỏe rất yếu chưa kịp hấp thu khoáng từ môi trường bên ngoài để cứng vỏ → Mật độ dày làm tôm đâm lẫn nhu, ăn thịt lẫn nhau → Tôm chết.

4. Do thiếu oxy.

Trong quá trình tôm lột xác tôm cần lượng oxy gấp đôi so với bình thường để hô hấp nếu tôm lột xác đồng loạt mà ao nuôi không đảm bảo oxy đầy đủ → Tôm rất dễ chết.

5. Tỷ lệ khoáng không hợp lý, pH và độ kiềm thấp.

Tỷ lệ khoáng Ca: Mg : K trong ao không hợp lý. khi tôm lột xác tôm không đủ khoáng chất để hình thành vỏ mới → Tôm chết.

Các ao nuôi có độ mặn thấp, nuôi trái vụ vào mùa mưa hoặc những ao nuôi nhiễm phèn tiềm tàng. Sau những cơn mưa phèn trên bờ bị rửa trôi làm pH ao giảm, biến động các yếu tố môi trường.

6. Do sụp tảo, tảo tàn trong quá trình nuôi.

Giai đoạn tôm lột xác gặp tình trạng ao nuôi bị sụp tảo, tảo tàn, xác tảo bám vào mang tôm cản trở quá trình hô hấp, ao nuôi thiếu oxy trầm trọng → Tôm chết.

Tảo tàn làm tăng lượng vật chất hữu cơ, thức ăn thừa, suy giảm chất lượng nước nghiêm trọng, nguyên nhân bùng phát khí độc Nh₃, NO₂, H₂S → Tôm lột xác sức khỏe rất yếu gặp khí độc → Tôm chết.

Sụp tảo, tảo tàn gây biến động lớn về pH, kiềm trong ao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại tấn công tôm trong quá trình lột xác.