Bệnh đầu vàng trên tôm và cách phòng bệnh hiệu quả
Nguyên nhân gây bệnh đầu vàng ở tôm
Tác nhân gây bệnh đầu vàng là virus hình que kích thước 44±6x173±13nm. Nhân của virus có đường kính gần bằng 15nm, chiều dài có thể tới 800 nm. Cấu trúc acid nhân là ARN có đặc điểm gần giống họ Rhabdoviridae hoặc nhóm virus dạng sợi của họ Paramyxoviridae. Bao gồm:
Yellow head virus (YHV): khiến tôm biến thành màu vàng nhạt ở phần mang và carapace.
Gill - Associated Virus (GAV): khiến đuôi tôm bị biến đỏ, phần đầu ngực và mang biến từ màu hồng sang màu vàng.
Lymphoid Organ Virus (LOV): tồn tại trong tế bào máu của tôm.
Phương thức lây truyền bệnh
Lây truyền theo đường nằm ngang, ,do vật chủ trung gian mang mầm bệnh vào môi trường nước. Virus từ tôm nhiễm bệnh bài tiết ra môi trường hoặc một số tôm tự nhiên cũng nhiễm bệnh đầu vàng sẽ lây truyền cho các tôm trong ao nuôi. Có thể một số loài chim nước đã ăn tôm bị bệnh đầu vàng từ ao khác bay đến ao nuôi đã mang theo các mẫu thừa rơi vào ao nuôi.
Triệu chứng của bệnh đầu vàng
Ở giai đoạn đầu khi tôm mới bắt đầu nhiễm bệnh: tôm ăn nhiều hơn mức bình thường, biểu hiện phát triển nhanh chóng, khác thường trong vài ngày. Rồi bỏ ăn đột ngột, 1 - 2 ngày sau tôm bơi lờ đờ, không định hướng, số tôm bị nhiễm tăng lên và chết.
Màu sắc tôm nhợt nhạt, kiểm tra tôm: phần giáp đầu ngực phồng lên và có màu vàng. Mang và gan tôm chuyển sang màu vàng nhạt.
Tôm chết rất nhanh tỷ lệ chết có thể đến 100% trong vòng 3 - 5 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng.
Biện pháp phòng ngừa bệnh trên tôm
Chọn tôm giống ở nơi uy tín, chất lượng, con giống khỏe mạnh, sạch, không nhiễm bệnh, đã qua kiểm dịch.
Nuôi với mật độ phù hợp với diện tích ao, không nuôi mật độ quá cao.
Ở giai đoạn chuẩn bị ao nuôi: cần cải tạo ao thật kỹ, nạo vét bùn đáy ao và bón vôi, phơi ao 5-7 ngày rồi cấp nước vào ao. Diệt khuẩn, diệt các loại giáp xác mang mầm bệnh ở ao lắng trước khi cấp nước vào ao nuôi.
Sử dụng chế phẩm sinh học trong suốt vụ nuôi để kiểm soát mầm bệnh.
Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường: pH, KH, NH₃, NO₂,... hàm lượng oxy hòa ta, độ mặn...
Bổ sung khoáng chất thiết yếu cần thiết cho tôm, vitamin C trộn vào thức ăn giúp tôm khỏe, tăng cường sức đề kháng.
Thường xuyên quan sát sự phát triển của tôm, nếu có dấu hiệu bệnh bất thường, bà con nên tiến hành thu tôm ngay để tránh thiệt hại.
Khi phát hiện tôm bị nhiễm bệnh đầu vàng, cần vớt tôm chết ra khỏi ao, tốt nhất là tiêu hủy. Cần xử lý nước ao nuôi tôm trước khi tháo bỏ ra ngoài môi trường.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bà con phát hiện kịp thời, có biện pháp phòng tránh bệnh để tránh gây thiệt hại cho ao nuôi tôm.