Bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng.

Tôm thẻ chân trắng có thể bị đốm đem từ giai đoạn 20 đến 90 ngày tuổi, nhưng thường mắc bệnh đốm đen khi được 25 – 45 ngày tuổi.

Tôm thẻ chân trắng có thể bị mắc bệnh đốm đen quanh năm, tỉ lệ mắc bệnh cao hơn vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ cao dài ngày, môi trường nước có độ mặn từ 5 - 25‰.

Nguyên nhân gây bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng phần lớn là do các loài vi khuẩn có hại trong các ao nuôi bị ô nhiễm, có nhiều khí độc NH₃, H₂S, nitrit - NO₂ cao, lượng oxy hoàn tan thấp.

Bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng cần được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời mới có hiệu quả cao, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời tôm có thể bị chết, tôm còn lại thường bị thẹo, xấu và bị giảm giá trị khi thu hoạch.

Các dấu hiệu của tôm bị khi bệnh đốm đen là:

- Trên thân xuất hiện nhiều đốm đen li ti hoặc mảng màu đen, mang tôm màu tối hoặc đen, đuôi mỏng, mòn đuôi, cụt râu...

- Tôm lờ đờ, giảm ăn hoặc bỏ ăn.

- Tốc độ tăng trưởng chậm.

- Đối với những trường hợp tôm bị bệnh đốm đen nặng thì có thể thấy tôm rỗng ruột, gan tụy nhợt nhạt.

Khi phát hiện tôm thẻ chân trắng bị bệnh đốm đen, khuyến cáo bà con cần thực hiện nguyên tắc sau: 1/Diệt khuẩn nước ao.

2/ Chống stress cho tôm.

3/ Bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho tôm.

Ngoài ra bà con nuôi tôm cần lưu ý thêm:

- Giảm 30-50% lượng cho ăn đến khi phục hồi được môi trường và sức khỏe của tôm.

Kiểm tra sàng cho ăn (vó, nhá) để xác định chính xác lượng thức ăn.

- Tăng cường chạy quạt, sục khí.