Hieuloc Aqua: Bệnh gan là một triệu chứng tổng hợp trên tôm, đặc biệt ở tôm thẻ chân trắng, nếu không phát hiện và xử lý sớm có thể gây chết 100% ao nuôi. Giai đoạn tôm bị bệnh có thể xuất hiện khoảng 10 ngày sau khi thả tôm, nhưng mẫn cảm nhất ở giai đoạn tôm 20 ngày tuổi đến 45 ngày tuổi. Vì vậy, bà con nuôi tôm cần biết được những nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trị bệnh gan cho tôm thẻ trong bài viết sau đây để áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh gan trên tôm thẻ là do đâu?

Nguyên nhân gây bệnh gan xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm thiếu chất dinh dưỡng, quản lý thức ăn không tốt, chưa thực hiện đúng an toàn sinh học, môi trường ao nuôi bị phá hoại, điều kiện khí hậu không thuận và lây nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Trong số đó, vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus đóng vai trò quan trọng như một yếu tố chính gây bệnh. Vi khuẩn này qua đường tiêu hóa và phát triển mạnh mẽ trong đường ruột của chúng và có khả năng xâm nhập vào cơ thể tôm.

Triệu chứng tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan tụy

Tôm bị teo gan

Gan tôm sẽ có kích thước nhỏ, màu đen, bị cứng hoặc dai. Khi tách gan ra khỏi đầu sẽ thấy gan teo, không vỡ, còn nguyên khối. Khi dùng ngón tay trỏ hay ngón cái lăn thì gan tôm dai như cao su.

Gan tôm thẻ sẽ có kích thước nhỏ, màu đen, bị cứng hoặc dai.

Gan tôm thẻ sẽ có kích thước nhỏ, màu đen, bị cứng hoặc dai.

Tôm bị nhũn gan

Gan tôm nhũn, dễ vỡ, có màu vàng nhạt. Khi tách gan ra khỏi đầu sẽ vỡ, chất dịch chảy ra, không còn nguyên khối nữa.

Hình ảnh gan tôm bị nhũn, dễ vỡ, có màu vàng nhạt.

Hình ảnh gan tôm bị nhũn, dễ vỡ, có màu vàng nhạt.

Tôm bị hoại tử gan tụy cấp tính

Tôm bệnh có phần gan tụy teo nhỏ màu nhạt hoặc trắng, ruột tôm rỗng không có thức ăn hoặc bị đứt đoạn, tôm dễ bị nứt vỏ và tỷ lệ tôm chết rất cao. Khi bệnh bùng phát, tôm sẽ bị biếng ăn và mệt mỏi, quan sát dưới kính hiển vi sẽ thấy tế bào mô gan tuỵ bong ra.

Biện pháp xử lý bệnh gan tụy ở tôm thẻ chân trắng

-Tạm ngừng cho tôm ăn hoàn toàn trong khoảng thời gian 1-2 ngày.

-Tăng cường cung cấp oxy bằng cách chạy quạt nước hoặc máy xút khí để cung cấp lượng oxy tối đa.

-Tìm các giải pháp phù hợp để giảm nồng độ chất hữu cơ trong ao nuôi. Nếu ao nuôi thường xuyên được xi phông, tăng cường xi phông chất dư với thức ăn thừa ra ngoài. Trong trường hợp ao nuôi không được xi phông trước đó, sử dụng vi sinh để xử lý nước mà không làm xáo trộn đáy ao, từ đó ngăn chặn khí H₂S khuếch tán vào nước gây tổn thương cho tôm.

-Sử dụng vi sinh với liều cao gấp 3 lần so với liều thông thường để xử lý nước và đáy ao.

-Kết hợp men tiêu hóa và sử dụng tỏi (10g/kg) được trộn vào thức ăn để tôm ăn (tuyệt đối không trộn tỏi cùng vi sinh vì thành phần của tỏi được diệt khuẩn sẽ làm giảm tác dụng của vi sinh).

-Thực hiện đồng bộ các biện pháp trên trong vòng 5 ngày liên tục.

Cách phòng ngừa bệnh gan tuỵ ở tôm thẻ chân trắng

-Lựa chọn tôm giống tốt, khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh.

-Chuẩn bị ao nuôi tôm trước khi thả đúng quy trình, áp dụng các phương pháp an toàn sinh học

-Thả nuôi tôm với mật độ vừa phải, không nên quá dày

-Lựa chọn nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng, đầy đủ chất dinh dưỡng và có sự điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của tôm. Tránh dư thừa quá nhiều trong ao, điều này tạo điều kiện phát triển cho các loài vi khuẩn gây bệnh, ô nhiễm nguồn moi trượng nước ao nuôi.

-Duy trì hàm lượng oxy cần thiết trong ao nuôi.

-Thường xuyên sử dụng các sản phẩm thảo dược để gan khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh gan tụy ở tôm thẻ chân trắng hay bệnh teo gan, nhũn gan…

-Bộ phận gan tụy của tôm là liên quan tiêu hóa, duy trì chức năng sinh lý với chống lại bệnh tật, quyết định lớn đến tình trạng sức khỏe của tôm, ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng, chính vì thế sẽ bổ sung vitamin với một số sản phẩm thảo dược, men vi sinh đường tiêu hóa, để gan khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh gan tụy ở tôm thẻ chân trắng.