Hieuloc Aqua: Tôm bị đỏ thân là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm đối với tôm nuôi, bệnh lây lan rất nhanh, có thể gây tỷ lệ chết 100% chỉ sau vài ngày phát bệnh, gây thiệt hại rất nặng nề cho người nuôi tôm, vụ mùa thất thu, thua lỗ. Nghe đến tên bệnh bà con thật khiếp sợ do hiện nay bệnh vẫn chưa có giải pháp đặc trị. Như vậy giải pháp phòng bệnh đỏ thân như thế nào? Dấu hiện nhận biết ra sao? Biện pháp xử lý và phòng ngừa là gì? Aqua Hiếu Lộc sẽ giải đáp cho bà con thông qua bài viết sau đây!

Nguyên nhân

Do virux WSSV (White spot syndrome virus) tác nhân gây bệnh đỏ thân trên tôm. Ngoài ra, các vi khuẩn Staphylococcus spl, Vibrio vulnificus và Vibrio alginolyticus sẽ tác động khiến dịch bệnh bùng phát nhanh chóng lây lan trên diện rộng.

Con đường lây nhiễm

Theo chiều dọc: Từ tôm bố mẹ sang ấu trùng tôm con.

Theo chiều ngang:

+ Giữa các cá thể tôm trong ao (từ tôm bệnh sang tôm khỏe).

+ Lây qua môi trường nước, dụng cụ trang thiết bị dùng cho nuôi tôm.

+ Lây lan giữa các ao.

Dấu hiệu nhận biết

Nuôi tôm mùa lạnh, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn, dịch bệnh dễ bùng phát, bệnh đỏ thân thường xuất hiện.

Bệnh phát triển mạnh nhất ở giai đoạn từ tháng nuôi đầu tiên đến tháng nuôi thứ 2.

Tôm ăn bình thường sau đó đột nhiên ăn rất mạnh 4 - 5 ngày rồi bỏ ăn.

Vài con thả bè trên mặt nước, tấp mé.

Chim cò xuất hiện nhiều bay xung quanh ao.

Cơ thể tôm bệnh chuyển sang màu hồng hoặc đỏ bầm (một số trường hợp đỏ từ đốt đuôi trở lên), vỏ tôm xuất hiện những đốm trắng li ti kích cỡ 1 - 2 mm đặc biệt xuất hiện nhiều ở phần đầu tôm.

Tôm chuyển sang màu vàng hoặc trắng xám.

Tôm chết rải rác, bệnh lây lan nhanh sau 5 - 7 ngày tỷ lệ chết có thể lên 100%.

Giải pháp phòng bệnh

HIện nay bệnh đỏ thân trên tôm chưa có biện pháp đặc trị, bệnh lây lan rất nhanh và tỉ lệ chết lên đến 100%, gây thiệt hại rất nặng nề ảnh hưởng đến kinh tế của người nuôi tôm nên nên biện pháp phòng bệnh là giải pháp tối ưu nhất.

Chọn cơ sở sản xuất tôm giống uy tín, chất lượng. Con giống đã được xét nghiệm PCR không mang các mầm bệnh.

Cải tạo ao nuôi thật nghiêm ngặt và kỹ lưỡng để loại bỏ các mầm bệnh.

+ Đối với ao lót bạt: Chà, rửa sạch bạt, phơi nắng, phun khử trùng bằng chlorine từ đáy, bở và xung quanh ao.

+ Đối với ao đất: Cần sên, nạo vét bùn đáy ao, phơi ao 7 - 10 ngày, bón vôi để ổn định pH nền đáy ao, giúp hạ phèn đất, tiêu diệt mầm bệnh từ vụ nuôi trước. Sau đó rửa ao, dùng chlorine 30 ppm (30kg/1000 m³) để diệt khuẩn trước khi cấp nước vào ao.

Các trang thiết bị, dụng cụ sử dụng cho quá trình nuôi tôm: vợt, nhá, quạt nước, thiết bị sục khí, bể ủ vi sinh cần được vệ sinh, khử trùng sau mỗi vụ nuôi.

Giữa các ao cần sử dụng các dụng cụ, thiết bị riêng biệt, khử trùng sau khi sử dụng để hạn chế lây nhiễm chéo mầm bệnh giữa các ao.

Người nuôi cần có ao lắng (nếu có điều kiện) xử lý, diệt khuẩn nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi, hạn chế các mối nguy hại cho ao nuôi.