Hieuloc Aqua: Tổng quan về vi khuẩn " Vibrio Parahaemolyticus " và cơ chế hình thành bệnh EMS trên tôm Vibrio Parahaemolyticus thuộc họ Vibrionaceae, bộ Vibrionales, lớp Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria, mang đặc điểm gram âm, hình que thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thước 0.3-0.5 x 1.4-2.6 μm. Vibrio Parahaemolyticus là nguyên chính gây bệnh hoại tử gan tụy cấp hay còn gọi là hội chứng chết sớm (EMS) trên tôm.

➡️ Vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus này có khả năng ký sinh trong đường ruột và tiết ra độc tố khiến gan sưng hoặc teo lại, gây chết hàng loạt từ 90 – 100% ao nuôi.

➡️ Vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus tấn công tôm theo hai giai đoạn:

- Giai đoạn đầu: Vibrio parahaemolyticus nhiễm phage tiết ra độc tố làm tôm yếu, mất sức đề kháng.

- Giai đoạn sau: Thêm đợt tấn công thứ 2 của vi khuẩn, tiết ra độc tố làm rối loạn chức năng gan tụy và hoại tử mô gan tụy tôm chết hàng loạt.

➡️ Nguyên nhân tôm nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus

- Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus làm rối loạn chức năng và phá hủy các mô gan tụy của tôm, là nguyên nhân gây nên bệnh EMS. Nguyên nhân tôm nhiễm bệnh là:

+ Do con giống kém chất lượng, bị nhiễm bệnh từ tôm bố mẹ (thường biểu hiện bệnh từ tháng đầu tiên).

+ Do việc quản lý ao nuôi kém, màu nước trong không phù hợp với tôm, đất bị phèn, độ pH thấp, thiếu cân bằng khoáng chất, oxy hòa tan thấp,… hoặc do sử dụng hóa chất làm dư lượng độc tố Cypermethrin và Deltamethrin, biểu hiện ở giai đoạn tôm từ 30 – 35 ngày tuổi.

➡️ Dấu hiệu nhận biết

- Tôm kém phát triển về kích thước và thường chết đáy.

- Sức ăn của tôm giảm, bơi lờ đờ, tấp mé, quay đảo sau đó là chết rải rác.

- Biểu hiện của gan thường thấy như sưng to, mềm nhũn, đổi màu. Có số trường hợp gan bị teo nhỏ và dai.

- Vỏ mềm, đục cơ.

- Tôm có khi bị phân trắng kéo dài.

➡️ Cách phòng ngừa tôm nhiễm vi khuẩn EMS

1. Tại ao nuôi:

- Chọn giống tôm sạch bệnh: Sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm dịch và chứng nhận SPF (Specific Pathogen Free).

- Vệ sinh ao nuôi: Vệ sinh ao nuôi sạch sẽ trước khi thả tôm, loại bỏ bùn đáy, thức ăn thừa và các chất hữu cơ dư thừa.

- Xử lý nước: Xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi bằng các biện pháp như: khử trùng, gây màu nước, tạo độ kiềm phù hợp.

- Quản lý chất lượng nước: Theo dõi và điều chỉnh các yếu tố môi trường nước như: độ pH, độ mặn, độ kiềm, oxy hòa tan...

- Cho ăn hợp lý: Cho tôm ăn thức ăn có chất lượng tốt, phù hợp với giai đoạn phát triển của tôm.

- Tránh gây sốc cho tôm: Tránh các yếu tố gây sốc cho tôm như: thay đổi môi trường đột ngột, sử dụng hóa chất không đúng cách.

2. Ngoài ra:

- Nâng cao kiến thức về bệnh do Vibrio parahaemolyticus cho người nuôi tôm.

- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm và theo dõi tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

--------------------------------

➡️ Hy vọng bài viết trên đây giúp bà con nhận biết kịp thời dấu hiệu khi tôm nhiễm vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus và hiểu nguồn gốc gây nên bệnh EMS trên tôm để có những phương pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp. Nếu có khó khăn trong quá trình nuôi tôm, bà con có thể liên hệ ngay Hotline: 0907857985