Hieuloc Aqua: Nuôi tôm là nuôi nước, khi nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây nên các bệnh ở tôm như bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử gan cấp tính, bệnh đầu vàng...trong đó, bệnh cong thân đục cơ - một loại bệnh phổ biến ở tôm hiện nay. Bệnh cong thân trên tôm thẻ là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Bệnh này có thể gây tổn thương và gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Cách xử lý và phòng ngừa như thế nào? Hãy cũng Aqua Hiếu Lộc tìm hiểu bài viết sau đây nhé!

Bệnh cong thân trên tôm thẻ là một bệnh khá phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, gây ra sự mất đối xứng trong cơ thể của tôm. Từ ngày thứ 10 trở đi thì bệnh cong thân đục cơ đã xuất hiện, đối với bệnh này bà con có thể quan sát các dấu hiệu bệnh bằng mắt thường. Khi mắc bệnh này, tôm sẽ có các dấu hiệu như sau:

- Mô cơ chạy dọc theo thân dần trở nên trắng đục và cong dần.

- Thường xuyên búng và dập cơ thể gãy làm đôi.

- Thân tôm cong vẹo, mất đối xứng và khó khăn trong việc di chuyển.

-Tôm chậm lớn và dần trở nên yếu ớt.

- Khi bệnh chuyển biến nặng sẽ dẫn đến hoại tử dần và chết, tỷ lệ chết có thể lên đến 40% - 60% trong ao nuôi tôm.

Nguyên nhân gây cong thân đục cơ ở tôm

Bệnh cong thân trên tôm thẻ là một vấn đề phổ biến trong ao nuôi tôm. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh cong thân đục cơ ở tôm:

1. Do sốc môi trường

Thời tiết nắng, nóng, nhiệt độ thay đổi thất thường, tôm trong nhá sẽ nhảy lên và búng mạnh khi gặp nhiệt độ cao khiến tôm bị cong thân, đặc biệt là khi bà con nhấc sàn/vó/nhá lên để kiểm tra sức ăn của tôm. Đuôi uống cong chạm đến phần giáp ngực, cùng lúc đó mô cơ chạy dọc theo phần giữa cơ thể sẽ trở nên trắng đục. Sau khi được thả trở lại ao, tôm sẽ chết vì không có khả năng tự duỗi thẳng.

2. Do tôm bị thiếu oxy

Oxy hòa tan rất cần thiết cho tôm, lượng oxy hòa tan trong nước thấp nếu như không lắp đủ quạt nước tương ứng với số tôm trong ao (yêu cầu hàm lượng oxy hòa tan trong ao tôm cần đạt tối thiểu là 6 - 8 mg/l). Nguyên nhân làm lượng oxy trong nước giảm xuống thấp là do quá trình phân hủy các chất hữu cơ tăng lên trong suốt vụ nuôi.

Khi trời có nhiều mây mù hoặc mưa trong vài ngày liên tục, tảo sẽ không quang hợp tốt và không thể tạo ra nhiều oxy, trong khi đó mọi sinh vật sống trong ao như tôm, tảo, vi sinh vật rất cần lượng oxy, oxy hòa tan thường không đều và rất thấp ở giữa ao, đặc biệt là những ao không có sự trao đổi nước thường xuyên và những ao thả tôm với mật độ cao. Khi ao thiếu oxy, sẽ dễ khiến tôm bị bệnh cong thân đục cơ, chậm phát triển.

3. Do tôm bị nhiễm virus

Một trong các nguyên nhân khiếm tôm bị cong thân đục cơ là do vi bào tử trùng (microsporidia) thường xuất hiện ở các vùng nuôi có độ mặn cao (từ 25 - 35‰) - đây chính là loại virus làm cho tôm bị đục cơ, khi chúng xâm nhập vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể tôm chuyển sang trắng đục.

Ngoài vi bào tử trùng còn do nhiễm virus (IMNV-Infectious Myonecrosic Virus) khiến cơ thể tôm bị hoại tử cơ, các điểm hoại tử nhỏ bắt đầu ở phần đuôi rồi sau đó lan dần ra toàn thân. Khi nhiễn loại virus này, tỷ lệ tôm chết khá cao (khoảng 40 - 70%).

4. Do tôm bị thiếu khoáng

Khoáng rất quan trọng đối với tôm, khoáng giúp tôm lột xác, tạo vỏ nhanh. Khi thiếu khoáng đa lượng và vi lượng (đặc biệt là Canxi và Magie) sẽ dễ khiến tôm bị cong thân đục cơ.

Biện pháp phòng ngừa và điều trị khi tôm bị cong thân đục cơ

Chọn giống tôm khỏe mạnh và đảm bảo chất lượng.

Đảm bảo chất lượng nước trong ao nuôi, bao gồm độ pH, độ kiềm, độ mặn, nhiệt độ và oxy hóa.

Thực hiện sát trùng ao nuôi trước khi thả tôm vào ao.

Thực hiện kiểm tra thường xuyên sức khỏe của tôm để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho tôm, bao gồm thức ăn chứa đủ protein, vitamin và khoáng chất.

Thực hiện quản lý chất thải và vệ sinh ao nuôi thường xuyên để giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn và tảo.

Sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất theo đúng liều lượng và chỉ định của chuyên gia.

Thực hiện kiểm soát độ dày của tôm và giảm thiểu tác động của tia nắng mặt trời.

Thực hiện kiểm tra chất lượng nước và sức khỏe của tôm trước khi thu hoạch.

Thực hiện quản lý và giám sát tôm thẻ nuôi trong ao để đảm bảo sức khỏe và tăng năng suất.

Phòng ngừa và điều trị bệnh cong thân trên tôm thẻ đòi hỏi sự quan tâm và chăm sóc kỹ lưỡng. Áp dụng các biện pháp trên và duy trì môi trường ao nuôi tốt, bạn có thể giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của tôm thẻ.