Hieuloc Aqua: Bệnh đục cơ và bệnh hoại tử cơ trên tôm là hai bệnh khá phổ biến ở tôm thẻ chân trắng, do đó cần phân biệt rõ hai bệnh này để có cách phòng trị kịp thời và phù hợp. Bài viết này Hiếu Lộc sẽ giúp bà con có được cái nhìn tổng quan về hai căn bệnh này ở tôm.

Phân biệt hai loại bệnh đục cơ và bệnh hoại tử cơ trên tôm

Bệnh cong thân, đục cơ trên tôm thẻ chân trắng

Trong nuôi trồng thủy sản hiện nay, bệnh cong thân và đục cơ trên tôm nuôi thường xảy ra, nhiều nhất ở những ao có độ mặn thấp và nuôi với mật độ dày. Bệnh co cơ cong thân trên tôm rất phổ biến và phát triển mạnh nhất vào những tháng nắng nóng hay ở những ao nuôi nghèo dinh dưỡng, nước có độ trong nhiều. Những ao nuôi bị bệnh này thì tôm sẽ chậm lớn, phân đàn.

Nguyên nhân

Thiếu một số khoáng chất thiết yếu trong nước hoặc bị sốc bởi yếu tố môi trường, tác nhân vật lý...dẫn đến đục cơ và cong thân ở tôm.

Bệnh thường bắt đầu xuất hiện ở tôm 10 ngày tuổi cho đến trưởng thành, biểu hiện phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân, lột xác bị dính đầu, chủy cong, mềm thân.

Khi tôm bị bệnh nặng sẽ xuất hiện hoại tử cơ thân, dễ nhận ra nhất là khi tôm búng sẽ bị gãy thân, cong thân, cơ thịt trắng đục, không duỗi lại được, tôm chết. Bệnh này nếu không can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm.

Bệnh hoại tử cơ trên tôm (IMNV)

Tôm bị bệnh hoại tử cơ (Infectious myonecrosis-IMNV) do virus gây ra (Penaeus vannamei novavirus-PvNV). Bệnh thường xuất hiện ở tôm thẻ chân trắng giai đonạ 40 ngày tuổi trở lên.

Biểu hiện ban đầu: phần cơ đuôi trở nên trắng đục sữa, sau đó lan dần khắp cơ thể. Ở giai đoạn nặng có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử cơ và đỏ ở phần cơ. Tôm chết và rớt đáy tỷ lệ khá cao (Khoảng 40 - 70%).

Bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng thường có thể xuất hiện sau khi chài tôm, sự thay đổi đột ngột độ mặn hay nhiệt độ gay sốc tôm...tôm chết nhưng ruột đầy thức ăn, ngay trước thời điểm bị các yếu tố gây sốc trên.

Một số trường hợp đục cơ do những nguyên nhân khác

Tôm bị đục cơ do bị nhiễm bệnh

Hiện tượng tôm đục cơ thường xuất hiện ở những vùng nước có độ mặn tương đối cao. Nguyên nhân gây bệnh là do vi bào tử trùng (EHP) gây ra. Biểu hiện của bệnh là các điểm hoại tử nhỏ bắt đầu xuất hiện ở cuối phần đuôi  rồi lan dần sang các bộ phận khác. Khi bị nhiễm bệnh trong một khoảng thời gian dài có thể gây chết khoảng 40 - 70% tôm.Tôm bị đục cơ do vi bào tử trùng (EHP)

Tôm bị cong thân, đục cơ do nhiệt độ

Hiện tượng này xảy ra khi kiểm tra sức khỏe của tôm bằng việc nhấc vó lên khỏi mặt nước vào ban ngày hay tắt tất cả loại quạt khí rồi sau đó lại bật trở lại khiến tôm giật mình. Lúc này, tôm gặp nhiệt độ cao một số con sẽ bị co lại, đuôi uốn cong và trở nên trắng đục. Khi trở lại ao nuôi, những con đục cơ sẽ chết vì không thể duỗi thẳng cơ thể được.

Tôm bị cong thân đục cơ do chuyển ao

Khi kéo lưới để bắt tôm cho mục đích thu tỉa hay sang ao, một số tôm sẽ bị stress và một phần hay toàn bộ cơ thịt của nó sẽ bị trắng đục, đỏ hồng, hầu hết tôm có màu khác thường này sẽ chết, những con khác khi nhẹ nếu có hồi phục thì cũng mất vài ngày màu sắc cơ thể mới trở lại bình thường.

Vì thế nên kiểm tra sức khỏe tôm trước khi chuyển tôm sang ao mới, nếu tôm khỏe mạnh thì người nuôi có thể chuyển tôm sang ao mới.

*Lưu ý: Vận chuyển lúc trời mát, nhiệt độ từ 24 - 25°C và hàm lượng oxy phải cao, nên giảm cho ăn và tạt vitamin C trước khi vận chuyển.

Hiện tượng tôm thiếu khoáng

Nguyên nhân gián tiếp gây hiện tượng cong thân, đục cơ là thiếu các loại khoáng đa lượng và vi lượng.. Tỷ lệ Ca:Mg không còn cân bằng (1:3,1) có thể ảnh hưởng đến sự điều hòa thẩm thấu và là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng co cơ ở tôm.

Bệnh do vi khuẩn mới xuất hiện

Tôm thẻ chân trắng nuôi công nghiệp tại Ấn Độ mới xuất hiện một bệnh mới có nguyên nhân do vi khuẩn được gọi là "bệnh trắng từng mảng" (White patch disease - WPD). Các triệu chứng chính của bệnh này là xuất hiện các mảng trắng đục sữa trên phần đầu ngực của tôm, xuất hiện các dấu hiệu của hoại tử cơ, đôi khi có màu trắng xanh, tôm ăn ít và phần cơ đuôi thường có màu trắng nhạt. Nguyên nhân của bệnh WPD được xác định là do một loài vi khuẩn hình roi có tên khoa học là Bacillus cereus gây nên.

Cách phòng và điều trị bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ

Phòng bệnh:

- Đảm bảo chất lượng nước tốt: Kiểm tra và điều chỉnh các thông số nước như pH, nồng độ oxy, nhiệt độ và độ mặn để đảm bảo môi trường sống tốt cho tôm.

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp: Cung cấp thức ăn đầy đủ và cân đối để tôm có đủ dinh dưỡng và kháng cự bệnh tốt.

- Tránh tác động môi trường mạnh: Tránh thay đổi nhanh nhiệt độ, mực nước, độ mặn và ánh sáng trong ao nuôi.

Điều trị bệnh:

- Sử dụng thuốc kháng sinh: Sử dụng thuốc kháng sinh như oxytetracycline, enrofloxacin hoặc florfenicol để điều trị nhiễm trùng và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

- Sử dụng thuốc kháng vi khuẩn: Sử dụng thuốc kháng vi khuẩn như malachite green hoặc methylene blue để điều trị bệnh nấm gây ra.

- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng và cân đối để tăng cường hệ miễn dịch và kháng cự bệnh tốt hơn.

Aqua Hiếu Lộc giới thiệu đến bà con những sản phẩm bổ sung khoáng chất, vitamin giúp phòng chống cong thân, đục cơ, giảm stress cho tôm: 

HILOMIX V - Khoáng đặc biệt giúp bổ sung khoáng chất hỗ trợ tôm lột xác, tạo vỏ 

PREMIX HL - Khoáng cao cấp cung cấp các loại khoáng chất vi lượng và chất đệm giúp phòng chống cong thân, đục cơ, chống sốc cho tôm

VITAC 100 - Chống sốc, tăng sức đề kháng cho tôm khi thời tiết và môi trường biến động