Hieuloc Aqua: HIện tượng tôm rớt cục thịt thường xảy ra khi biến động thời tiết quá lớn nên khiến nhiều bà con nông dân lo lắng. Sự phát triển của các mô hình nuôi tôm công nghiệp, nuôi thâm canh cùng những đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia là tín hiệu đáng mừng cho lĩnh vực thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên song song với những nét khởi sắc cũng là những rủi ro ngày một lớn hơn cho người nông dân, đặc biệt là vấn đề dịch bệnh trong khi nuôi thả tôm. Một trong những chứng bệnh phức tạp khiến người nông dân ngày đêm lo lắng, đặc biệt là vào mùa mưa khi thời tiết có nhiều biến động chính là "tôm rớt cục thịt". Vậy tôm rớt cục thịt có những biểu hiện như thế nào, vì sao nó thường "tìm đến" khi biến động thời tiết có chiều hướng gia tăng, hướng giải quyết dứt điểm tình trạng tôm rớt cục thịt là gì? Tất cả sẽ được giải đáp đầy đủ qua bài viết sau đây!

Biểu hiện của tôm rớt cục thịt

Tôm nuôi là một trong những loài giáp xác phổ biến, hiện tượng lột xác trong quá trình phát triển chính là yếu tố không thể thiếu quyết định năng lực tăng trưởng của tôm nuôi.

Tuy nhiên cũng trong chính quá trình lột xác này, tình trạng tôm rớt cục thịt diễn ra thường xuyên hơn và với những diễn biến khó lường hơn.

Đó là lúc tôm nuôi còn mềm, phần vỏ chưa đủ cứng cáp trong khi các chi tiết như râu tôm, chân chèo, đuôi tôm,...bị các con tôm khỏe mạnh hơn rỉa ăn mất - lộ ra phần thịt bị vun lên nên được gọi là hiện tượng tôm rớt cục thịt.

Tôm rớt cục thịt thường xảy ra trong giai đoạn tôm được 2 tháng tuổi đến lúc thu hoạch, hoặc có thể sớm hơn nhưng cũng từ thời điểm tôm được hơn 1 tháng tuổi.

Nguyên nhân tôm rớt cục thịt là gì

Thiệt hại của tình trạng tôm rớt cục thịt là không thể lường trước, trung bình mỗi đêm có thể làm chết 5 -10 kg tôm, thậm chí vài chục kg tôm cũng là điều bình thường.

Ngoài nguyên do người nông dân nuôi thả tôm với mật độ quá dày, con này va chạm con kia trong khi vỏ  ngoài còn quá mỏng, cơ thể yếu dẫn đến chết tôm cục bộ. Một nguyên nhân khác thường gặp hơn đó là môi trường nước thay đổi, cụ thể là sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ nước, hoặc các chỉ số về độ pH hay oxy hòa tan biến đổi.

Đó là lý do vì sao hiện tượng tôm rớt cục thịt thường xảy ra vào mùa mưa, khi lượng nước mưa quá lớn rơi xuống làm nhiệt độ ao nuôi thay đổi bất thường. Trong khi bà con nông dân không thể ngay lập tức trở tay.

Ngoài ra còn phải kể đến nguyên do thiếu hụt khoáng chất trong ao nuôi. Đặc biệt khi kết hợp với việc nuôi thả tôm mật độ dày, ao nuôi có độ mặn quá thấp, câu chuyện thiếu hụt khoáng chất khi đó sẽ trầm trọng hơn theo thời gian.

Một số khoáng chất mà môi trường ao nuôi thường xuyên thiếu hụt gồm có Na⁺, Mg²⁺ hay K⁺. Đây là nhóm khoáng chất giúp thúc đẩy quá trình bày tiết ở tôm, duy trì độ thẩm thấu trong máu và cân bằng các hoạt động trao đổi chất cơ bản. Ngược lại thiếu khoáng sẽ khiến tôm không còn thích nghi tốt với môi trường biến đổi, làm tôm rớt cục thịt hàng loạt.

Giải pháp cho hiện tượng tôm rớt cục thịt

Từ những phân tích và thông tin chia sẻ ở trên, có thể nhận định rằng tôm rớt cục thịt chỉ là một hiện tượng nhất thời - khi nhiệt độ, môi trường hay chất lượng nguồn nước của ao nuôi có sự biến đổi lớn.

Chết tôm cục thịt không phải một bệnh lý nghiêm trọng, người nông dân muốn khắc phục tình trạng này chỉ cần rà soát, quản lý và chăm sóc tốt hơn nữa cho môi trường ao nuôi cũng như chất lượng nguồn nước.

Chú ý nuôi thả với mật độ phù hợp, tránh thức ăn dư thừa ì sẽ phát sinh thêm khí độc, kết hợp ứng dụng vi sinh để hạn chế ao nuôi nhiễm khuẩn, tạo điều kiện cho nhiều mầm bệnh phát triển. Sau cùng cần thường xuyên kiểm tra các chỉ số nước như độ kiềm, độ pH, oxy hòa tan,... đặc biệt khi tình trạng mưa lớn kéo dài.

Hy vọng những thông tin và phân tích trên đây sẽ giúp người nông dân, các trang trại và doanh nghiệp nuôi tôm có thêm nhận định, kiến thức đúng đắn về hiện tượng tôm rớt cục thịt.